Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

KỊCH BẢN THƠ HAI CƯ CỦA BA SÔ




Bối cảnh 1: Trong một lớp học ở Việt Nam.
-            Cô giáo: Chào cả lớp ! Chúc các em buổi sáng tốt lành !
-            Hs : chúng em chào cô ạ !
-            Cô giáo : Mời các em ngồi ! Sáng nay cô có 2 tin đặc biệt cho các em, một tin vui và 1 tin buồn. Các em muốn nghe tin nào trước?
-            Hs : dạ tin buồn trước ạ.
-            Cô giáo : Tin buồn là các em chuẩn bị phải xa nhà, tạm biệt bố mẹ và quê hương một thời gian.
-            Hs : nhìn nhau ngơ ngác????
-            Cô giáo : Thế nào? Lo lắng quá nhỉ, giờ nghe tin vui nhé. Cô chúc mừng các em vì thành tích của chúng ta trong thời gian qua, tỉnh nhà tặng chúng ta một chuyến tham quan đất nước Nhật Bản trong vòng 1 tuần lễ.
-            Học sinh: ( nhảy cẫng lên)Oh ! De!  Đi Nhật Bản! De!Chúng ta được đi Nhật Bản.
-            Cô giáo: Trong chuyến đi này, cô sẽ đưa các em đến thăm một địa chỉ đặc biệt. Đó là võ quán của thầy.                – một võ đạo một nhà hiền triết nổi tiếng.
Bây giờ, các em hãy về nhà chuẩn bị đồ đạc, sáng mai chúng ta lên đường.
(Các em học sinh hí hửng, nhanh nhẹn cất dụng cụ học tập ra về, vừa đi vừa bàn tán sôi nổi)
Bối cảnh 2:
- Dẫn truyện: Thầy                   là một võ sĩ đạo đồng thời là một nhà hiền triết nổi tiếng ở Nhật Bản. Ông có một võ quán lớn ở Tokyo và có rất đông người theo học. Võ quán của ông trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn của nhiều đoàn tham quan.
- Cô và trò đồng thanh: Chúng em chào thầy ạ! ( Cô cúi xuống còn trò vòng tay lại, đầu cúi chào).
- thầy                 : (đứng dậy cúi chào theo kiểu nhật) Oh ! Xin chào các bạn ! Rất hân hạnh chào đón các bạn đến với võ đường. Chẳng hay các bạn từ đâu tới vậy?
Thầy giáo: Dạ. Chúng em là cô và trò trường THPT Nguyễn Trung Thiên ở Việt Nam. Hôn nay, chúng em đến đây được biết võ đường là một địa chỉ hấp dẫn, nơi hội tụ rất nhiều vẻ đẹp về văn hóa và con người Nhật Bản, rất mong được giao lưu kết nối với Thầy và võ đường ạ.
- Thầy              : Ồ! Các em đến từ Việt Nam đến đây để tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản. Thật quý hóa quá, thật quý hóa quá !… Được, ta sẽ giúp các em. Các em hãy ngồi xuống đây.
- Cô giáo và trò: Dạ! Cảm ơn thầy.
(ngồi xuống)
- Thầy                                                                  hãy giúp ta pha 1 ấm trà để mời các em học sinh và cô giáo.
- Đệ tử 1: Dạ được ạ!
(Đệ tử 1 ra sau cánh gà để đưa dụng cụ ra pha trà)
- Thầy                                 :Trong lúc chờ đợi, cho ta hỏi các em: Việt Nam các em đã bao giờ nghe nói tới trà đạo Nhật Bản chưa?
Mời em nào? (Chỉ tay về phía 1 em nhỏ)
-            Em học sinh 1: Dạ, chúng em có nghe thấy ạ
-            - Thầy                     :Thế em đã biết cách thưởng thức và pha trà đạo ở Nhật Bản chưa? (chỉ về học sinh 2)
-            Học sinh 2: Dạ, em đã từng thấy trên tivi, tuy nhiên con chỉ mới hiểu được 1 cách sơ lược thôi ạ!
-            Thầy                                  :À! Thế thì hôm nay thầy sẽ giúp các em hiểu về văn hóa trà đạo.
(đệ tử 1 bước ra mang theo đạo cụ)
-            Đệ tử 1: Dạ, thưa thầy
(đặt xuống và ngồi quỳ xuống)
-            Thưa cô và các em học sinh, sau đây tôi xin phép trình bày và hướng dẫn về trà đạo Nhật Bản:
“Đầu tiên chúng ta phải biết rằng trà đạo là 1 nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật được phát triển trong khoảng cuối TK 12, chỉ 1 ly trà xanh nhỏ nhưng với người Nhật lại như 1 ốc đảo trong tâm hồn rộng lớn.
Chúng tôi cho rằng, thông qua  việc pha trà và thưởng thức trà có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của mỗi người. Tinh thần trà đạo được biết đến thông qua 4 chữ: Hòa, kính, thanh, tịnh. Thế các em biết 4 chữ ấy là gì không?
-            Cô giáo và học sinh nhìn nhau không trả lời.
-            Thưa cô giáo và các bạn, từ "hòa"có nghĩa là hòa bình, "kính" là kính trọng người trên và mọi người, "thanh" là thanh tịnh và "tịnh"là giới hạn học mỹ cao nhất của trà đạo an nhàn.
-            Đệ tử 1: để có 1 tách trà ngon thì cần phải có kỹ thuật pha trà đúng, việc pha trà là cả 1 nghệ thuật.
(nêu cách pha trà và làm luôn)
Đệ tử 1: (pha xong trà) trà đã pha xong, xin mời thầy và các em học sinh thưởng thức.
(Đưa lại từng bàn, đưa đến ai người đó cảm ơn).
- Thầy           : Trong lúc thưởng thức trà, các em muốn hỏi ta điều gì không?
- Học sinh 4: Dạ thưa thầy, chúng em muốn tìm hiểu thêm về thơ Hai cư của Baso. chúng em được học thơ ông ở lớp 10 và chúng em rất ngưỡng mộ thể thơ Hai cư của Nhật Bản, lần này sang đây chúng em muốn được biết rõ hơn về đặc trưng thể thơ cũng như những tư liệu về Ba so. Vì vậy, mong thầy giảng cho chúng em nghe về  thơ Hai cư của Baso ạ!
- Thầy                     : Cảm ơn em! Nếu ở Việt Nam các em tự hào về thể thơ lục bát, tự hào về Truyện Kiều của Nguyễn Du, thì ở Nhật Bản chúng tôi rất tự hào về Thơ Hai cư của Ba so, ở Việt Nam các em được học những bài nào rồi?thầy mời 1 em đọc bài thơ hai cư của Baso nào?
(Tất cả đều dơ tay lên hào hứng)
- Thầy                     : Thầy mời em(chỉ vào em học sinh 1)
- Học sinh: Sau đây em xin ngâm bài thơ hai cư của ba sô
(Ngâm hết 8 khổ của bài thơ)
- Thầy                    : Cảm ơn em ! Nhà thơ Ba So tên đầy đủ là Mu Su Ô Ba Sô. Ông sinh ra ở xứ I – ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê- Đô (ngày nay là tô ky ô), sinh sống và làm thơ hai cư với bút hiệu là ba sô.. Vào cuối đời, ông thực hiện các cuộc du hành dài đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết ký, sáng tác thơ hai cư. Ông mất ở Ô sa ka. Ông để lại cho đời rất nhiều tác phẩm lớn: Du kí phơi thân đồng nội, đoản văn trong dãy, áo tơi cho khỉ,…. Đặc biệt là lối lên mền ô – ku. Ba sô trở thành nhà thơ nổi tiếng ở thể thơ hai cư. Vậy các em có biết đặc sắc của thơ Hai cư biểu hiện ở đâu k?
- học sinh: Thưa thầy, thơ hai cư là thể thơ vào loại ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết, một số bài nhiều hơn một chút, ngắt nhịp thành 3 đoạn : 5 âm, 7 âm, 5 âm. Mỗi bài thơ hai cư thường có một tứ thơ nhất định và thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định, để từ đó khơi gợi lên một cảm xúc một suy tư nào đó.
- thầy                  : Tốt, rất tốt. Vì không có nhiều thời gian nên ta sẽ phân tích một bài thơ cho các em. Đó là bài thơ 6. Về bài 6
Từ bốn phương trời xa
Cánh hoa đào lả tả
Gợn sóng hồ bi - wa
 Bài thơ này miêu tả cảnh mùa xuân. Quanh hồ Bi-wa có trồng rất nhiều hoa anh đào. Mỗi khi gió thổi, cánh hoa anh đào lại rụng lả tả như mây. Cánh hoa hồng nhạt, mong manh rụng xuống mặt hồ làm cho mặt hồ gợn sóng. Cảnh tượng ấy thể hiện sự tương giao của các vật trong vũ trụ. Triết lí sâu xa nhưng lại được thể hiện bằng những hình tượng giản dị, nhẹ nhàng. Đó chính là cảm thức thẩm mỹ của bài thơ.

(tất cả đều vỗ tay)
Cô giáo: (đứng dậy) thay mặt các em học sinh, xin được cảm ơn thầy về bài giảng rất hay vừa rồi.
(Bổng dưng, đệ tử 2 của thầy…………………….chạy vào)
-            Đệ tử 2: Thưa thầy, hoa anh đào ngoài kia đã nở rộ, mọi người đang mừng vui nhảy múa, họ đang đợi thầy trò chúng ta.
-            Thầy                            : Ồ! Thật thế sao (ngoảnh lại nhìn thầy trò VN) Nhân dịp đây, mời cô và các trò tham gia vũ hội hoa anh đào để biết thêm văn hóa Nhật chúng tôi.
-            Thầy và trò: Dạ, có ạ
-            Thầy                : vậy chúng ta cùng đi nào
Bối cảnh 3: Vũ hội hao anh đào
 (học sinh cùng tham gia múa, thầy                              , thầy giáo ngồi xem và trò chuyện)
Bối cảnh 4: Võ đạo
(sau khi múa xong, mọi người đang nói chuyện vui vẻ, thì có một nhóm người bước vào, hét lớn)
- ở đây. Ai là thầy           ?
(nhóm múa chạy vào cánh gà)
- Thầy                  : Ta là thầy                     . Các vị đến đây tìm ta có việc gì?
- Một tên đầu gấu: Hôm nay, bọn ta đến đây để đấu võ, bọn ta muốn xem lời mọi người đồn đại rằng ông là người giỏi võ nhất Nhật Bản này là đúng hay không?
- Thầy                  : Ta học võ không phải để đánh nhau mà chỉ để rèn luyện sức khỏe thôi.
- Đầu gấu: Đừng nhiều lời, bọn ngươi từ chối có nghĩa là những kẻ lười nhác
- Thầy                 : Được, ta sẽ cho đệ tử của ta ra đấu.
Nếu đồ đệ ta thua, ta sẽ nhường võ quán này cho các vị, còn nếu các vị thua thì các vị phải bái ta làm sư phụ, từ bỏ  giang hồ, các vị thấy sao?
Đầu gấu: Được. đấu đi
(hai bên đấu nhau, đầu gấu thua)
- Thầy                           : ( khi mọi người ẩu đả, cô giáo và các học sinh khiếp sợ, thầy điềm tĩnh ngồi thiền tịnh, mặt rất bình an)
 Bây giờ các vị đã tâm phục, khẩu phục chưa?
- Đầu gấu:    Dạ! rồi ạ! Chúng con biết sai rồi, mong thầy tha lỗi, chúng con xin được làm đệ tử của thầy, từ nay không làm việc xấu nữa. Mong thầy nhận 1 lạy của chúng con.
(cúi lạy)
- Thầy                            : các con biết nhận lỗi như thế là tốt, từ nay các con hãy chăm chỉ học võ để rèn luyện sức khỏe đồng thời để giúp đỡ cho đời
Các con ạ! Học võ không phải là để gây gỗ đánh nhau mà để rèn luyện cho chúng ta đức ngay thẳng, đức dũng cảm, đức nhân từ, đức lễ phép, biết tự kiểm soát mình, trung thành, trọng danh dự, các con đã hiểu chưa?
-            Đầu gấu: Thưa thầy, chúng con đã hiểu
-            Thầy         : Được, bây giờ các con hãy vào để tập luyện đi
-            Đầu gấu: Vâng ạ! Chúng con chào thầy
Bối cảnh 5: kết màn
( học sinh và cô giáo bước ra)
-            Học sinh : Chúng tôi cảm thấy vô cùng khâm phục thầy vì thầy có một tấm lòng bao dung nhân hậu. Cảm ơn thầy vì bài học qúy báu đó.
-            Cô giáo : Thưa thầy, lúc nãy nghe thầy và đệ tử của thầy giảng về trà đạo, và vừa rồi quan sát thầy ứng xử với nhóm giang hồ, tôi thấy thầy rất tĩnh tại. Tôi đang đi tìm những nét đặc trưng văn hóa con người của các nước trên thế giới thông qua văn học, văn hóa của người Nga xô viết trong những tác phẩm của Sôlokhop là  kiên cường, văn hóa người Ý trong kịch của Sechpia là tình yêu tự do, Phải chăng " Tĩnh" là một trong những nét đặc trưng văn hóa người Nhật?
-            Thầy                    : Bạn có một phát hiện rất hay, với nước Nhật chúng tôi, một đất nước luôn đối diện với thiên tai núi lửa, động đất. Con người chúng tôi được tôi luyện theo hướng kết nối sâu vào bên trong để có sức mạnh chống chọi lại những biến động từ bên ngoài. Thơ Hai cư trở thành một thể thơ mà chúng tôi tôn sùng là bởi đặc trung lớn nhất khi làm thơ Hai cư đó là thể hiện được cái  "Tĩnh " của vạn vật. Thiền Tịnh vì thế đã trở thành một đặc sắc trong lối sống và ứng xử của người Nhật chúng tôi, các bạn  đồng cảm được chứ ạ?
-            Học sinh: Thưa thầy! rồi ạ!
-            Cô giáo: Thưa thầy, mấy ngày qua là những ngày chúng tôi được học hỏi rất nhiều điều ở đất nước hoa anh đào, có quá nhiều điều tuyệt vời để thưởng thức và chiêm ngưỡng, nhưng bây giờ chúng tôi phải quay về VN để tiếp tục công tác dạy và học ạ.
-            Thầy: Vâng ! Thật là lưu luyến quá.
-            Cô giáo: Tôi hy vọng một ngày gần nhất được đón Thầy tại Việt Nam.
(tất cả đứng dậy đi ra khỏi bàn)
 - Thầy                   : Oh, thật hân hạnh cho tôi, cảm ơn lời mời của cô giáo! Nếu không có gì thay đổi thì cuối năm nay tôi có chuyến công tác Việt Nam, lúc nào tới tôi sẽ liên lạc với cô và các em, lúc đó tôi cũng mong cô giáo và các bạn giúp tôi hiểu biết thêm văn hóa người Việt với nhé.
- Học sinh: Dạ! thưa thầy
( Cô giáo và học sinh việt nam chào thầy giáo và hs nhật bản)
Tất cả vào sân khấu, dẫn truyện đọc : 3 tháng sau, theo kế hoạch Thầy đã tới thăm Việt Nam, thầy đến thăm trường NTT vào một ngày nắng đẹp, gặp hôm nhà trường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tôn vinh văn hóa Việt Nam và văn hóa nước ngoài, thầy vui mừng khôn tả khi gặp lại cô giáo với tà áo dài duyên dáng. ( cô giáo đón Thầy và giới thiệu về văn hóa Việt Nam - Trang phụ trách)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét